Công bố Nghiên cứu “Xu hướng chuyển dịch năng lượng và hàm ý chính sách đối với ngành dầu khí Việt Nam”
Đăng vào 24/10/2022
Sáng ngày 19/10/2022, tại khách sạn Công đoàn, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), cơ quan điều phối Liên minh Công bằng thuế Việt Nam (VATJ) đã tổ chức công bố kết quả nghiên cứu “Xu hướng chuyển dịch năng lượng và hàm ý chính sách đối với ngành dầu khí Việt Nam”.
Tải bài trình bày và kết quả nghiên cứu tại ĐÂY.
Ảnh sự kiện được cập nhật liên tục tại ĐÂY.
Mở đầu buổi công bố, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành đã có bài phát biểu khai mạc. Ông bày tỏ mong muốn sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp và các thảo luận có giá trị trong buổi công bố này.
PGS.TS. Nguyễn Đức Thành phát biểu khai mạc
Tiếp theo chương trình, bà Nguyễn Thu Hương, Quản lý chương trình của Tổ chức Oxfam tại Việt Nam đã có lời chia sẻ. Theo bà, ngành dầu khí Việt Nam hiện đang đối mặt với những rủi ro trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng, đòi hỏi những chính sách và chiến lược có tầm nhìn lâu dài của Chính phủ. Trước bối cảnh đó, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam thực hiện nghiên cứu nhằm làm rõ các xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới và tìm hiểu các tác động tiềm tàng của nó tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và với ngành dầu khí tại Việt Nam nói riêng.
Bà Nguyễn Thu Hương phát biểu tại buổi công bố
Trình bày kết quả nghiên cứu là ThS. Phạm Văn Long, đại diện nhóm. Theo ông Long, xu hướng chuyển dịch năng lượng trên thế giới dựa trên động lực từ vấn đề môi trường và động lực từ vấn đề kinh tế – xã hội. Là đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp, ngành dầu khí Việt Nam hiện đang đối mặt với những rủi ro trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng, đòi hỏi những chính sách và chiến lược có tầm nhìn lâu dài của Chính phủ. Trước bối cảnh đó, các quy định pháp lý hiện tại chưa được điều chỉnh kịp thời để ứng phó với các vấn đề phát sinh. Do đó, ngành dầu khí – cụ thể là các thiết chế đang chi phối ngành này (như PVN), cần định vị lại mình trong toàn bộ chuỗi sản xuất và cung ứng năng lượng trong bối cảnh mới, với tầm nhìn dài hạn (tới 2050)
ThS. Phạm Văn Long, đại diện nhóm nghiên cứu, trình bày kết quả
Sau phần hỏi đáp ngắn giữa nhóm nghiên cứu và các đại biểu tham dự là phần trao đổi của các chuyên gia. Theo PGS.TS. Bùi Xuân Hồi, bài toán về chuyển dịch năng lượng là bài toán định lượng, cần xem xét các nước chuyển dịch năng lượng như thế nào, nhóm nghiên cứu lựa chọn kịch bản nào cho Việt Nam và hàm ý chính sách đi kèm.
PGS.TS. Bùi Xuân Hồi, Chuyên gia về Kinh tế năng lượng, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
TS. Lê Minh Thống nhận xét, chuyển dịch năng lượng là xu thế tất yếu, nhưng tất yếu đến đâu lại là lựa chọn của từng quốc gia. Cần làm rõ Việt Nam nên chuyển dịch năng lượng theo hướng nào, tại sao lại chọn dầu khí mà không phải loại năng lượng khác. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chưa đề cập đến các vấn đề về kỹ thuật, luật pháp và chính sách.
TS. Lê Minh Thống, Phó trưởng khoa Kinh tế – Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội
Tại buổi công bố, PGS.TS. Vũ Sỹ Cường đã chia sẻ một nghiên cứu của mình về tài sản mắc kẹt trong ngành năng lượng. Cam kết của Việt Nam về phát thải ròng có thể khiến nhiều ngành bị ảnh hưởng, trở thành tài sản mắc kẹt, trong đó có cả ngành dầu khí.
PGS.TS. Vũ Sỹ Cường, chuyên gia tài chính công, Học viện Tài chính, chia sẻ tại buổi công bố
TS. Nguyễn Hồng Minh, chuyên gia tại Viện Dầu khí Việt Nam đánh giá nghiên cứu có giá trị tốt về mặt truyền thông, góp phần đưa ra vấn đề, nâng cao nhận thức và cảnh báo. Ông cũng chỉ ra hai vấn đề của ngành dầu khí đang tồn tại, đó là cởi trói về mặt chính sách để đưa dầu khí thành năng lượng tái tạo và các quy định trong luật dầu khí về bơm CO2 vào mỏ dầu khí.
TS. Nguyễn Hồng Minh, Viện Dầu khí Việt Nam
Tại buổi công bố, TS. Bùi Hải Thiêm, chuyên gia lập pháp cũng đã có những chia sẻ về chủ đề chuyển dịch năng lượng và dầu khí từ góc độ lập pháp. Ông cũng các cộng sự đã tiếp cận vấn đề thể chế liên quan đến thúc đẩy quản trị minh bạch trong các hợp đồng dầu khí. Theo ông, xu hướng xanh hoá quản trị công và kinh tế đang ngày càng phát triển. Giá trị quản trị công sẽ góp phần thúc đẩy quản trị, hạn chế rủi ro.
TS. Bùi Hải Thiêm
Buổi công bố đã có những đóng góp và thảo luận sôi nổi từ phía các chuyên gia và đại biểu tham dự.
Ông Nguyễn Trọng Tín, Chú tịch Hội Địa chất Dầu khí Việt Nam
Bà Ngô Thị Tố Nhiên, Giám đốc điều hành Sáng kiến Việt Nam về Chuyển dịch Năng lượng
Ông Nguyễn Trung Khương, Ban Chiến lược, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Media Clipping: