Ngày 28/4/2020, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, cơ quan điều phối Liên minh Công Bằng Thuế tổ chức hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Trốn và tránh thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”. Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ chức Oxfam tại Việt Nam.

Tải tài liệu hội thảo: TẠI ĐÂY

Tải kết quả nghiên cứu: TẠI ĐÂY

Ảnh hội thảo được cập nhật liên tục: TẠI ĐÂY

Thuế được coi là nguồn thu quan trọng, chủ yếu của ngân sách vì nguồn thu này mang tính chất ổn định, đảm bảo tự chủ và độc lập quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng trốn và tránh thuế của các doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, phạm vi ngày càng rộng, quy mô ngày càng lớn và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Điều này đã gây thất thu hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước cũng như tạo môi trường cạnh tranh thiếu công bằng.

Xuất phát từ thực tiễn đó, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, với sự hỗ trợ của tổ chức Oxfam, thực hiện nghiên cứu “Trốn và tránh thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam”. Mục tiêu chính của nghiên cứu là rà soát thực trạng trốn và tránh thuế thu nhập của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng như đề xuất các gợi ý chính sách cho vấn đề này.

Buổi Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu có sự tham gia trực tiếp của bà Nguyễn Thu Hương, tổ chức Oxfam Việt Nam; TS. Nguyễn Đức Thành, Chuyên gia Kinh tế, Cố vấn trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR); PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR); TS. Nguyễn Hoàng Oanh, Khoa Kinh tế học, trường Đại học Kinh tế Quốc dân; PGS.TS. Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính.


TS. Nguyễn Đức Thành, đại diện Liên minh Công bằng Thuế Việt Nam, phát biểu khai mạc

Mở đầu toạ đàm, TS. Nguyễn Đức Thành, đại diện Liên minh Công bằng Thuế Việt Nam đã có bài phát biểu khai mạc Hội thảo. Ông cho rằng việc nghiên cứu về vấn đề trốn và tránh thuế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là rất khó khăn vì số liệu khó có thể quan sát đầy đủ. Do đó, ông đánh giá cao những nỗ lực mà đội ngũ VEPR đã dành ra để xây dựng nghiên cứu này.


Bà Nguyễn Thu Hương, đại diện Tổ chức Oxfam Việt Nam phát biểu chào mừng

Tiếp theo, bà Nguyễn Thu Hương, Đại diện tổ chức Oxfam Việt Nam cũng đã có bài phát biểu chào đón các khán giả theo dõi tọa đàm. Bà Hương hi vọng rằng kết quả nghiên cứu được công bố trong Hội thảo sẽ là những bằng chứng khoa học, rõ ràng để góp phần thảo luận, sửa đổi chính sách thuế tại Việt Nam ngày một công bằng và hiệu quả hơn.


TS. Nguyễn Hoàng Oanh, Khoa Kinh tế học, trường Đại học Kinh tế Quốc dân trình bày kết quả nghiên cứu

Để mở đầu phần trình bày kết quả nghiên cứu, TS. Nguyễn Hoàng Oanh đã giới thiệu Tổng quan về trốn và tránh thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam. TS. Nguyễn Hoàng Oanh đã đưa ra một số trường hợp trốn và tránh thuế tiêu biểu ở Việt Nam như: thông qua kê khai cao giá hàng hóa, nguyên vật liệu và cung ứng các dịch vụ hành chính, kỹ thuật, pháp lý trong nội bộ tập đoàn (trường hợp của Adidas Việt Nam, Coca – Cola Vietnam, Pepsi Vietnam…)  hoặc chuyển giá thông qua các khoản vay từ công ty mẹ, công ty liên kết với chi phí lãi vay luôn vượt quá mức thông thường để có thể chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (trường hợp của Công ty Trà Đài Loan, Công ty trà Kinh Lộ, Keangnam Vina…)


PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR trình bày kết quả nghiên cứu

Tiếp theo, PGS. TS. Phạm Thế Anh trình bày phần Thực trạng trốn tránh thuế và hệ thống pháp lý về quản lý thuế ở Việt Nam. Theo ông, hành vi gian lận thuế diễn biến phức tạp, phạm vi ngày càng rộng, quy mô ngày càng lớn và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Dựa trên kết quả phân tích thực nghiệm, ông đưa ra: Mức thuế thất thu, cả về giá trị và tỷ trọng trong thuế TNDN, đang có xu hướng tăng kể từ năm 2014; Mức thuế thất thu ước vào khoảng 15,6 – 20,7 nghìn tỷ đồng (7,5 – 9,9% số thu thuế TNDN) mỗi năm theo phương pháp ROA, và 13,3 – 19,7 nghìn tỷ đồng (6,4 – 9,5% số thu thuế TNDN) theo phương pháp ROE, lớn gấp khoảng 3 – 4 lần con số vi phạm phát hiện hàng năm.

Nhóm nghiên cứu khuyến nghị về chính sách cho Việt Nam là nhanh chóng nghiên cứu áp dụng các biện pháp phòng chống trốn và tránh thuế hiện đang áp dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến (ATAD, BEPS, TJN,…) và tăng cường công tác quản lý thuế; NĐ20 nên được thay thế bằng một NĐ khác theo tinh thần của Luật Quản lý Thuế 2019 (Áp dụng mức trần chi phí lãi vay/EBITDA và các sửa đổi đi kèm); Tăng cường trao đổi thông tin, yêu cầu các tập đoàn đa quốc gia có báo cáo theo từng quốc gia – CbC report, quy định thuế đối với các hoạt động dựa trên nền tảng số,…); Bổ sung các vấn đề về cạnh tranh thuế, ưu đãi thuế, và phòng chống trốn và tránh thuế vào chương trình nghị sự của ASEAN.


TS. Nguyễn Đức Thành trong phiên thảo luận

Sau khi PGS.TS Phạm Thế Anh trình bày nội dung báo cáo, tọa đàm bước sang phiên thảo luận. TS. Nguyễn Đức Thành, cố vấn trưởng VEPR đánh giá cao kết quả nghiên cứu đã đưa ra được bức tranh về hiện trạng Trốn và tránh thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Về các khuyến nghị chính sách, Việt Nam nên nhanh chóng nghiên cứu và áp dụng các biện pháp chống trốn và tránh thuế hiện đang áp dụng ở các nước tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, việc tăng cường công tác thanh kiểm tra, tăng mức xử phạt, và nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ thuế.

TS. Thành cho rằng việc giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp có thể khiến Việt Nam phải bước vào cuộc cạnh tranh, theo đuổi các nước khác và có thể sẽ xuất hiện cuộc đua xuống đáy về ưu đãi thuế cho doanh nghiệp giữa các nước ASEAN. Việt Nam có quy mô kinh tế lớn hơn, cần có hướng đi vào chiến lược hơn, bài bản hơn.


PGS.TS. Vũ Sỹ Cường phản biện kết quả nghiên cứu

Theo PGS. TS. Vũ Sỹ Cường, đây là nghiên cứu đầu tiên về Trốn và tránh thuế thực hiện có số liệu, dựa trên bộ số liệu lớn và dữ liệu của Tổng cục thuế và kết hợp đánh giá khuôn khổ pháp lý của thuế tại Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy việc làm chính sách dựa trên các bằng chứng thực nghiệm là rất quan trọng. Số liệu ước tính khá sát với số liệu của Tổng cục Thuế và là nguồn tham khảo hữu ích.

Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ doanh nghiệp khai báo lỗ tương đối cao dẫn đến việc kiểm soát, khai báo và áp dụng kỹ thuật kế toán về khai báo số lỗ cần quan tâm, các chuẩn mực kế toán của Việt Nam còn khoảng cách so với quốc tế, dẫn đến việc khai báo còn nhiều hạn chế.

Ông đề xuất nghiên cứu tập trung nhiều vào định lượng, nếu có thể thêm định tính để chỉ ra các Phương thức mà doanh nghiệp FDI hay sử dụng để trốn và tránh thuế thì sẽ có bằng chứng rõ ràng hơn.

Media Clipping

1. Khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý chống các thủ đoạn trốn thuế
http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Khan-truong-hoan-thien-khung-phap-ly-chong-cac-thu-doan-tron-thue/394308.vgp

2. Tax evasion causes annual losses of US$900 million to Vietnam’s tax revenue
http://hanoitimes.vn/tax-evasion-causes-annual-losses-to-us900-million-in-vietnams-tax-revenue-311914.html

3. Chống thất thu thuế đối với thương mại điện tử
https://baotintuc.vn/kinh-te/chong-that-thu-thue-doi-voi-thuong-mai-dien-tu-20200428182115544.htm

4. Làm sao để chống thất thu thuế đối với thương mại điện tử?
https://bnews.vn/lam-sao-de-chong-that-thu-thue-doi-voi-thuong-mai-dien-tu/155341.html

5. Hàng chục nghìn doanh nghiệp báo lỗ triền miên để trốn thuế
https://cafebiz.vn/hang-chuc-nghin-doanh-nghiep-bao-lo-trien-mien-de-tron-thue-20200428202535172.chn

6. Nên sửa Nghị định 20 theo hướng nào?
https://cafeland.vn/tin-tuc/nen-sua-nghi-dinh-20-theo-huong-nao-86988.html

7. Mỗi năm, Việt Nam mất hàng chục nghìn tỷ đồng vì doanh nghiệp trốn thuế
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/moi-nam-viet-nam-mat-hang-chuc-nghin-ty-dong-vi-doanh-nghiep-tron-thue-20200428145855964.htm

8. Hàng chục nghìn doanh nghiệp FDI triền miên báo lỗ để né thuế
https://doanhnhan.vn/hang-chuc-nghin-doanh-nghiep-fdi-trien-mien-bao-lo-de-ne-thue-d29169.html

9. VEPR: Chuyển giá của doanh nghiệp FDI ngày càng gia tăng và phức tạp
https://enternews.vn/vepr-chuyen-gia-cua-doanh-nghiep-fdi-ngay-cang-gia-tang-va-phuc-tap-172028.html

10. Hàng chục nghìn doanh nghiệp báo lỗ triền miên để trốn thuế
https://kinhtemoitruong.vn/hang-chuc-nghin-doanh-nghiep-bao-lo-trien-mien-de-tron-thue-16730.html

11. Mất hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm do doanh nghiệp FDI lách thuế
https://saigondautu.com.vn/doanh-nghiep-doanh-nhan/mat-hang-ngan-ty-dong-moi-nam-do-doanh-nghiep-fdi-lach-thue-79881.html

12. Nghịch lý: Doanh nghiệp càng tăng, thu thuế càng giảm
https://thoibaokinhdoanh.vn/thi-truong/nghich-ly-doanh-nghiep-cang-tang-thu-thue-cang-giam-1067876.html

13. Hàng chục nghìn doanh nghiệp báo lỗ triền miên để trốn thuế
https://thongtin-congty.com/tin-tuc/hang-chuc-nghin-doanh-nghiep-bao-lo-trien-mien-de-tron-thue-607.html

14. Mạnh tay xử lý trốn, tránh thuế bằng cách nào?
https://thuonghieucongluan.com.vn/manh-tay-xu-ly-tron-tranh-thue-bang-cach-nao-a96581.html

15. Làm sao để chống thất thu thuế đối với thương mại điện tử?
https://thuongtruong.com.vn/kinh-te/lam-sao-de-chong-that-thu-thue-doi-voi-thuong-mai-dien-tu-27926.html

16. Mỗi năm, Việt Nam mất hàng chục nghìn tỷ đồng vì doanh nghiệp trốn thuế
https://tinmoi247.net/kinh-te/moi-nam-viet-nam-mat-hang-chuc-nghin-ty-dong-vi-doanh-nghiep-tron-thue-367659

17. Hàng chục nghìn doanh nghiệp báo lỗ triền miên để trốn thuế
https://vietgiaitri.com/hang-chuc-nghin-doanh-nghiep-bao-lo-trien-mien-de-tron-thue-20200428i4888413/

18. Hàng chục nghìn doanh nghiệp báo lỗ triền miên để trốn thuế
https://vietnambiz.vn//hang-chuc-nghin-doanh-nghiep-bao-lo-trien-mien-de-tron-thue-20200428195904833.htm

19. Chiều chuộng doanh nghiệp FDI, Việt Nam lãnh ‘trái đắng’ trốn thuế
https://vietnamfinance.vn/chieu-chuong-doanh-nghiep-fdi-viet-nam-lanh-trai-dang-tron-thue-20180504224237905.htm

20. VEPR: Mỗi năm thất thu thuế 13,3 – 20,7 nghìn tỷ đồng
https://vtv.vn/kinh-te/vepr-moi-nam-that-thu-thue-133-207-nghin-ty-dong-2020042815120489.htm

21. “Bóc mẽ” chiêu trò trốn thuế của doanh nghiệp FDI
https://www.phunuonline.com.vn/boc-me-chieu-tro-tron-thue-cua-doanh-nghiep-fdi-a1409296.html